Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Những lợi ích tuyệt vời của việc trồng cây cảnh trong nhà

Từ xưa đến nay thiên nhiên, cây cỏ vẫn luôn là người bạn thân thiện không thể thiếu của con người. Tuy nhiên với nhịp sống hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều toà nhà cao tầng, đường lộ rộng dài xuất hiện, mảng xanh thành phố cũng vì thế mà bớt dần.
Mọi người đang có xu hướng tìm lại không gian sống xanh, chan hoà với thiên nhiên bằng cách trồng cây trong nhà. Bởi việc xuất hiện các cây cảnh trồng trong nhà không chỉ có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà mà nó còn đem lại nhiều lợi ích về cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho gia đình bạn.

Hình 1: Mảng xanh trong nhà bạn
II. Những lợi ích tuyệt vời của cây cảnh trồng trong nhà
Trang trí và chấn phong thủy
Trong các ngôi nhà hiện đại ngày nay, các cây cảnh được trồng trong nhà như một điểm nhấn trang trí nhẹ nhàng mà lại hết sức độc đáo. Căn phòng của bạn dù là lớn hay nhỏ, nhưng nếu nó chỉ là bốn bức tường trống trải, khép kín thì cũng thật bí bách đúng không nào. Vậy tại sao bạn còn chưa suy nghĩ đến việc thay đổi cho không gian sống của mình thêm chút sắc xanh của cây cảnh, chắc chắn khi những cây cảnh nhỏ xinh xuất hiện sẽ tạo cho bạn cảm giác được gần gũi, được hòa mình vào với thiên nhiên.
Tùy vào việc bạn lựa chọn thiết kế đặt để chậu cảnh theo sở thích của mình để ngôi nhà thêm sinh động. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hấp thụ các khí độc, diệt trừ các ám khí hoặc chấn cửa sẽ giúp cho không gian vượng khí hơn, con người sẽ khỏe mạnh hơn, mang đến tài lộc của trời đất cho gia chủ. Bởi như chúng ta đã biết trong nhà thường có những vị trí không tốt ví như các vị trí tích tụ ám khí quá nhiều thì cây xanh lại là một lá bùa tự nhiên hóa giải các vấn đề này rất tốt.
Bạn có thể tham khảo các loại cây cảnh trồng trong nhà có giá trị phong thủy tốt đang rất được ưa chuộng, thịnh hành hiện nay như cây kim tiền, cây phát tàicây trúc nhật hay cây Hawai

Hình 2: Cây Kim Tiền trong không gian nhà bạn
2.      Giúp thanh lọc không khí
Giới trẻ ngày nay hầu như đều dành cả 24/24 giờ ở trong nhà hay trong văn phòng, ngỡ tưởng đây là một sự lựa chọn an toàn và khỏe mạnh để không phải hít thở các khói bụi độc hại bên ngoài. Tuy nhiên, bạn đừng vội mừng nhé! Vì lối sống này tiềm ẩn nhiều tác hại hơn bạn nghĩ. Một số vật liệu xây dựng thông thường cùng các hệ thống thông gió sẽ phát ra vài hóa chất độc hại như formaldehyde và benzen, cũng như kim loại nặng khác. Về lâu dài, điều này “bào mòn” dần sức khỏe của bạn và có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư. Theo các nhà khoa học từ NASA, việc trồng cây cảnh trong nhà, đặc biệt là những cây cảnh như cây lan ý (Peace Lilies), cây trầu bà (Golden Pothos) hay cây lưỡi hổ (Snake Plants) trong nhà có thể giúp thanh lọc không khí, giảm bớt độc tố trong không khí.
Chính màu xanh của lá cây xuất hiện trong nhà để điều hòa vi khí hậu, mang lại vẻ tươi mát, đồng thời nó còn giúp phục hồi sinh khí cho nơi ở.

Hình 3: Cây xanh cải thiện chất lượng không khí trong nhà
Xem thêm: Top 30 Cây cảnh nên trồng trong nhà
3.       Cải thiện sức khỏe thể chất
-         Giúp chúng ta khỏe mạnh hơn
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0, thường xuyên phải tiếp xúc với loại ánh sáng xanh từ màn hình máy tính và điện thoại. Điều này càng trở nên nguy hiểm khi hệ thần kinh của chúng ta liên tục bị kích thích, và khiến chúng ta ngày càng căng thẳng hơn thì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực vật có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khỏe. Việc dành nhiều thời gian tiếp xúc với thực vật giúp chúng ta giảm nhịp tim và huyết áp, từ đó có thể giảm thiểu được sự mệt mỏi về tinh thần.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, hợp chất phytoncides trong không khí được phát tán bởi thực vật có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch của con người. Vậy nên, trồng cây trong nhà sẽ góp phần tăng cường sức khỏe của bạn đấy.

Hình 4: Cây cảnh không chỉ để làm đẹp mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe
-Cải thiện thị lực
Nếu bạn sử dụng smartphone quá nhiều, dần dần bạn sẽ có cảm giác mắt mình sẽ bị yếu đi thì các cây cảnh được trồng trong nhà sẽ là bác sĩ trị liệu miễn phí mà lại cực kỳ hiệu quả cho bạn. Bởi chính màu xanh của lá cây giúp giải tỏa căng thẳng cho thần kinh và giảm mệt mỏi cho thị lực. Màu xanh lục khiến con người cảm thấy thư giãn, nhẹ nhõm và dễ chịu hơn các màu sắc khác. Vì thế, mỗi khi mỏi mắt vì nhìn màn hình máy tính quá nhiều, bạn có thể nhìn vào các tán lá xanh trong vòng 3 phút để mắt được nghỉ ngơi nhé.
-         Giảm dị ứng và hen suyễn
Một nghiên cứu được tiến hành bởi trường Đại học Nông nghiệp Na Uy phát hiện ra rằng cây cảnh trong nhà có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng.
Cây trồng làm tăng độ ẩm và giảm bụi trong nhà của bạn. Nghiên cứu này đã chứng minh cách thức cây cảnh trong nhà làm giảm tới hơn 30 phần trăm các triệu chứng ho, đau họng, hen suyễn và cảm lạnh.
Cây cảnh phát hành khoảng 97% lượng nước mà chúng hấp thụ. Nhiều cây cảnh trong phòng có thể làm tăng độ ẩm của phòng và phòng ngừa các bệnh hô hấp.
4. Nâng cao sức khỏe tinh thần

  • Trồng cây xanh giúp phụ nữ sống hạnh phúc và trẻ lâu hơn
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ Bringham và Harvard T.H. Chan School of Public Health (trường Sức khỏe Công cộng Harvard) đã chứng mình cây xanh có tác dụng tích cực đến sức khỏe, tâm lý con người. Đặc biệt đối với phụ nữ giúp giảm stress, căng thẳng, hạn chế nguy cơ trầm cảm, nhằm đem đến cảm giác vui vẻ, cuộc sống con người hạnh phúc hơn.
Nghiên cứu khoa học này đã được tiến hành từ 8 năm qua tại Mỹ, cho thấy nếu môi trường sống xung quanh tràn ngập cây xanh, đặc biệt là phụ nữ thích trồng cây xanh, thường xuyên hoạt động thể chất thường sống lâu hơn.
Cây xanh có tác dụng làm sạch không khí, tác động rất tốt cho sức khỏe tâm thần, giảm stress, hạn chế bệnh trầm cảm, giúp con người chúng ta có suy nghĩ tích cực làm cuộc sống tươi đẹp.


  • Cải thiện khả năng nhận thức và giảm stress
Cây cảnh trồng trong nhà giúp tăng cường sự tập trung, trí nhớ và giải tỏa căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy học sinh thể hiện sự tập trung và sự chú tâm cao hơn 70% trong một lớp học có chứa cây cảnh. Số người tham dự cũng cao hơn ở những lớp học này.
Một nghiên cứu được tiến hành tại ĐH Texas A & M cho thấy rằng các nhân viên làm việc trong một phòng chứa cây cảnh tạo ra nhiều ý tưởng hơn 13% so với người lao động trong một căn phòng với các tác phẩm điêu khắc.
5.       Giúp chúng ta làm việc năng suất hơn
Thực tế rất nhiều trường hợp cho thấy làm việc gần cây xanh giúp chúng ta cải thiện khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ, từ đó năng suất làm việc tăng lên nhiều lần. Theo nghiên cứu của đại học Michigan, đặt một cây xanh trên bàn làm việc giúp khả năng lưu trữ của trí nhớ tăng lên gấp 20%. Không chỉ ở bàn làm việc, bạn có thể trồng cây trong nhà ở bất kỳ vị trí nào, để mọi nơi đều có thể truyền cảm hứng làm việc cho bạn.

Dù bạn đang sống ở vùng nông thôn hay thành phố nên tạo cho mình một môi trường sống với nhiều cây xanh từ những chậu cây nhỏ đặt bàn, rau xanh trồng chậu,... Hay những lúc rảnh rỗi đi dạo dưới hàng cây, công viên, vườn bách thảo,...
Vì một sự nghiệp khỏe, đẹp bạn hãy nên trân trọng cây xanh quanh mình, dưới đây là một số cây xanh có tác dụng rất tốt cho sức khỏe và giá thành rẻ, dễ tìm.
- Thường xuân: Dễ sống và dễ bài trí, có khả năng loại bỏ formaldehyde.
Cây cau: Đẹp, dễ trồng, có thể loại bỏ các độc tố từ không khí trong nhà.
Ngũ da bì: Vỏ cây có thể dùng để làm thuốc.
Lan Ý: Loài hoa duy nhất vừa đẹp lại có tác dụng lọc không khí.
Lô hội (nha đam): Vừa dùng để trang trí, vừa có thể sử dụng để làm đẹp.
Nếu gặp khó khăn trong việc lựa chọn cây cảnh trồng trong nhà phù hợp với mình, hãy đừng ngần ngại và liên hệ với chúng tôi tại: 1989.com.vn . Chúng tôi sẽ giúp bạn!

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Kĩ Thuật Trồng Sử Quân Tử ( Trang Leo ) Ra Hoa

Kĩ Thuật Trồng Sử Quân Tử ( Trang Leo ) Ra Hoa
Sử quân tử hay còn gọi là trang leo là loại cây leo được trồng trang trí nhà cửa khá phổ biến, làm cách nào để có một dàn sử quân tử xanh tốt hoa nở quanh năm? Hãy cùng bancaynoithat.com tìm hiểu kĩ thuật trồng sử quân tử ra hoa nhé.

1. Đặc điểm sử quân tử
Sử quân tử

Tên khoa học Quisqualis indica L.

Thuộc họ Bàng Combretaceae.

Ta dùng quả chín (Fructus Quisqualis) hay nhân chín (Semen Ọuisqualis) phơi hay sấy khô của cây sư quần tử.

Tên đúng là sử quân tử (hạt của ông sứ quân) vì trước đây có một vị sứ quân, (người đứng đầu một vùng ngày xưa) chuyên dùng hạt này chữa bệnh cho trẻ em, về sau đọc chệch thành sử quân

Cây hoa sử quân tử thường thích trồng nơi có nhiều ánh sáng. Nếu trồng ở nơi có điều kiện sinh trưởng khá tốt cây sẽ cho ra nhiều hoa hơn. Cây sử quân tử có thể sống và trồng được ở những loại đất khác nhau và không kén đất.

2. Kĩ thuật trồng sử quân tử
Nên trồng sử quân tử nơi có nhiều ánh sáng

Nên trồng sử quân tử nơi có nhiều ánh sáng

Dụng cụ - vị trí trồng

Sử quân tử là loại cây leo bạn nên trồng ở những nơi có dàn, cột... để cây có thể bám và leo được, có thể trồng cây trong chậu, bồn hay thùng xốp.

Sử quân tử là loại cây ưa ánh sáng nên trồng ở những vị trí có nhiều nắng cây mới phát triển tốt và cho nhiều hoa.

Đất và phân bón

Sử quân tử là loại cây có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…

Để sử quân tử phát triển tốt bạn nên sủ dụng đất thịt trồng cây kết hợp với phân trùn quế organic, trộng theo tỉ lệ 7: 3. Đất thịt thoát nước và giữ ẩm tốt giúp cây sinh trưởng tốt, trùn quế sẽ kích thích cây con ra rể và kháng lại các loại sâu bệnh.

Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Chọn giống và cây trồng

Sử quân tử có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, nếu muốn cây nhanh ra hoa bạn nên sử dụng phương pháp giâm cành.

- Trồng bằng hạt: Trước khi gieo ngâm hạt trong nước ấm khoảng 6 tiếng rồi vớt ra gieo vào đất ẩm, sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng lên hạt và tưới nước nhẹ.

- Trồng bằng cành: Chọn cành bánh tẻ to, khỏe làm giống. Cắt một đoạn cành dài khoảng 20cm sau đó ngâm vào nước 20 phút rồi tiến hành cắm nghiêng xuống đất, tưới nước thường xuyên cho cành sau khoảng 10 ngày cành sẽ ra rễ.
3. Cách chăm sóc sử quân tử ra nhiều hoa
Cần cắt tỉa ngọn thường xuyên để cây nhiều mầm nhánh sẽ nhiều hoa

Cần cắt tỉa ngọn thường xuyên để cây nhiều mầm nhánh sẽ nhiều hoa

Tưới nước

Vào mùa khô nên thường xuyên tưới nước cho cây, tưới từ lá xuống thân và gốc. Chú ý nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để cây không bị sốc nhiệt. Vào mùa mưa nên tháo nước cho cây để cây không bị úng dẫn đến thối rễ và chết.

Bón Phân

Sau khi trồng cây được 20 ngày thì tiến hành bón phân đợt một bằng phân hữu cơ ( phân trùn quế organic ), sau khoảng một tháng tiến hành bón lại.

Hoa mọc ở đầu cành, nách lá, cây phát triển nhanh trong mùa mưa nên chúng ta cần cắt tỉa ngọn thường xuyên để cây nhiều mầm nhánh sẽ nhiều hoa.

" Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhân giống cây hãy liên hệ với chúng tôi"

BTV - Bán Cây Nội Thất

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Những Loài Hoa Leo Đẹp - Dễ Trồng Và Chăm Sóc

Những Loài Hoa Leo Đẹp - Dễ Trồng Và Chăm Sóc

Việc trồng cây cảnh trang trí trong nhà thông thường người ta chỉ chú tâm vào việc trồng cây cảnh trong chậu mà quên đi mất những loại cây trồng leo ở ban công hay tường nhà. Những loại cây, hoa leo thường mang đến một không gian xanh hòa vào thiên nhiên cũng như tạo nên sự lộng lẫy cho ngôi nhà.
Giàn cây hoa leo thường được trồng để trang trí cổng nhà, hàng rào, làm giàn che nắng cho sân, … Bởi hoa leo chính là bộ mặt, trang điểm cho ngôi nhà, người trồng hoa vì thế mà mong cây càng tươi tốt sum xuê càng tốt.
Thật không gì vui và tự hào hơn khi giàn hoa nhà mình làm bước chân bao người qua đường chậm lại, hay thậm chí đứng hẳn lại ngắm nhìn thật kỹ và cất tiếng khen ngợi con mắt thẩm mỹ và sự tài tình chăm sóc của chủ nhà.
Để giúp quý bạn có thêm sự lựa chọn cho mình, Bancaynoithat.com sẽ giới thiệu những loài hoa leo đẹp - dễ trồng và dễ chăm sóc nhất phù hợp với khí hậu Việt nam mà chúng tôi được biết.

1. Cây Hoa Leo Sử Quân Tử

   Cây xanh tốt quanh năm, hoa màu trắng pha đỏ, hương thơm dịu ngọt. Loại này không kén đất nhưng ưa ánh sáng và không chịu được úng ngập. Vì quả của nó dùng để trị giun đũa nên thường được dân gian gọi là cây dây giun.
Hoa Sư Quân Tử
Hoa Sử Quân Tử
Để cây xanh tốt quanh năm thì bạn nên chăm sóc cây thường xuyên nhé. Nhớ tưới nước và thay đất dinh dưỡng định kỳ cho cây nhé.

2. Cây Hoa Leo Kim Ngân

   Bạn có biết tại sao chúng lại có tên là Kim Ngân Hoa không? Vì loài hoa này đặc biệt vừa có cả hoa màu vàng và hoa màu trắng mọc xen kẻ trên cành.
   Lúc nụ hoa mới nở chúng có mày trắng tinh khiết một, hai ngày sau chúng sẽ chuyển dần màu sang vàng óng tuyệt đẹp. Ngoài hoa đẹp, Kim ngân hoa còn là cây hoa leo có rất nhiều tác dụng trong Đông Y.
Kim Ngân Hoa
   Hoa kim ngân mang mùi hương dễ chịu, ưa khô ráo, có thể trồng ở những vị trí cớm nắng. Loại hoa leo này nở đẹp vào mùa hè, có thể nhân giống bằng cách giâm cành vào mùa xuân hoặc mùa thu.

3. Cây Hoa Leo Thiên Lý:

   Loài hoa dân dã có mặt trong rất nhiều bài thơ, ca dao của Việt Nam. Giàn hoa thiên lý xuất hiện ở rất nhiều gia đình.
   Chùm hoa khá to, nhiều, màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu, mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có cuống to, hơi có lông mang nhiều tán rất sít nhau. Quả thuộc quả đại.
Hoa Thiên Lý
Hoa Thiên Lý
    Thiên lý được cho leo giàn lây bóng mát vào mùa hè, hoa thơm mát về đêm nên do đó còn có tên Dạ Lài hương. Người Việt mình thường dùng hoa và lá nấu canh với thịt ăn như một loại rau cho bổ mát. Trong những ngày hè nắng bức, một bát canh chua Hoa Thiên lý là phương thuốc giải nhiệt rất hay, không bị rôm sẩy hay mẩn da.
   Ăn canh hoa Thiên lý người ta có cảm giác khoan khoái, dễ ngủ và ngủ ngon giấc, bớt đi đái đêm và đỡ mệt mỏi đau lưng. Có thể xem hoa Thiên lý là một vị thuốc an thần.
   Trong trường hợp bạn phải trồng hoa thiên lý trong chậu thì nên chọn những chậu đá mài trồng cây có kích thước cao tầm 50-60 cm để có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cây tươi tốt.

4. Cây Hoa Leo Hoa Đậu Biếc

   Đậu biếc có sắc hoa màu xanh đậm đặc trưng, cây leo phát triển nhanh và mạnh, sắc hoa đem lại cảm giác thư thái, bình an.
   Tuy nhiên nếu bạn thấy màu xanh của hoa Đậu biếc hơi buồn thì hãy trồng chung với những loài hoa có màu sắc rực rỡ khác như tigon, sử quân tử, hoa giấy.
Hoa Đậu Biếc  
Hoa Đậu Biếc

5. Cây Hoa Leo Râm Bụt Đèn Lồng

    Râm Bụt Đèn Lồng: là cây bụi thân nhỏ, cao từ 2-3 m, hoa buông rủ, cây có hoa quanh năm hình dáng như chiếc đèn lồng đỏ, có răng cưa, nhìn rất đẹp mắt.
   Cây thường được trồng ở cổng ngõ, hàng rào, cửa nhà với ý nghĩa chào đón, rước may mắn tài lộc vào nhà.
Hoa Râm Bụt Đèn Lồng
Hoa Râm Bụt Đèn Lồng

6. Cây Hoa Leo Hoa Giấy nhiều màu

   Hoa giấy chắc hẳn là loài cây leo phổ biến nhất được trồng trước cổng nhà. Cây hoa giấy phát triển mạnh, đơm hoa dày và rực rỡ quanh năm.
   Tuy không có hương thơm nhưng hoa giấy có rất nhiều màu, tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ tô điểm cho ngôi nhà.
Hoa Giấy Nhiều Màu
Hoa Giấy Nhiều Màu
Lưu ý nên mua đất dinh dưỡng thay định kỳ và tưới nước thường xuyên để cây luôn tười tốt khỏe mạnh bạn nhé!

7. Cây Hoa Leo Huỳnh Anh

   Loài hoa có sắc hoa vàng rực, những bông hoa có hình dạng như chiếc kèn nhỏ rất đáng yêu. Cây rất dễ trồng, mọc nhanh, vươn cao, cho hoa đẹp quanh năm.
   Trong một chùm hoa, hoa nở dần từng đôi một, nên cành luôn có hoa, có nụ,... Cây Huỳnh Anh đặc biệt thích hợp với những nơi nhiều nắng, Nếu trồng ở nơi cớm nắng màu hoa sẽ nhạt, không rực rỡ.
Hoa Huỳnh Anh
Hoa Huỳnh Anh
   Ngoài công dụng là trong leo hàng rào để trang điểm cho ngôi nhà, nhóm Huỳnh Anh lá nhỏ thường được trong bồn để tạo khối có hoa rất đẹp, ta phải cắt tạo dáng thường xuyên thì cây mới nhặt hoa và thật rực rỡ.

8. Cây Hoa Leo Ngọc Nữ

   Ngọc nữ là loại cây leo có hoa đẹp, được trồng làm cảnh rộng rãi ở nước ta. Cây cho hoa màu trắng và đỏ rất đẹp lại nở gần như quanh năm (ở các tỉnh phía bắc).
   Cây dễ trồng bằng hạt hay các đoạn cành, thường dùng làm cây trang trí ở vườn hoa, công viên hay leo ở bờ tường, ban công.
Cây Ngọc Nữ
Cây Ngọc Nữ
   Có 2 loài cây Ngọc nữ là dạng leo và thân bụi, cả 2 loại đều có thể trồng làm đẹp hàng rào cổng ngõ.

9. Cây Hoa Leo Đăng Tiêu

   Hoa màu đỏ cam, hình dáng giống chiếc kèn nhỏ, mọc thành chùm nhiều bông. Đăng Tiêu không kén đất, ưa ánh sáng và không chịu úng ngập. Giâm cành rất dễ sống vì ngày ở các đốt lá luôn luôn có rễ ra sẵn.
Hoa Leo Đăng Tiêu
Hoa Leo Đăng Tiêu

10. Cây Hoa Leo Ti-gôn

   Hoa Ti-gôn cho hoa quanh năm nhưng rộ nhất vào mùa hè và thu. Những bông hoa Tigon có hình trái tim rất đáng yêu. Ti-gôn cần được leo trên giàn thưa vì thân leo chằng chịt và phát triển rất khoẻ.
   Nó cũng không kén đất, không cần nhiều nước, thích hợp trồng trên cao như sân thượng để lấy cảnh đẹp và bóng mát. Bạn có thể trồng tigon bằng cách gieo hạt hoặc bứng cây con từ gốc cây mẹ.
 Cây Hoa Leo Ti-gôn
 Cây Hoa Leo Ti-gôn

11. Cây Hoa Leo Hoa Lan Tỏi (Lý Thái Lan)

   Hoa này có rất nhiều tên, chúng ta thường hay gọi đơn giản là Hoa Tỏi, vì lá và hoa có mùi rất đặc biệt: mùi tỏi.
   Chúng ta có thể hái lá cây này rửa sạch, thái nhuyễn và xào cùng dầu mỡ thay thế tỏi trong chế biến thức ăn được đấy.
Hoa Lan Tỏi
Hoa Lan Tỏi
   Đây là một loại cây leo, thân gỗ, thường được trồng thành vòm trên cổng nhà. Bộ rễ của chúng phát triển rất mạnh, chỉ một thời gian ngắn là rễ đã đầy chậu, không còn thấy đất đâu nữa.
   Nếu được trồng ngoài đất thì hoa nở từng chùm, từng dây tím biếc trông rất đẹp.

12. Cây Hoa Leo Chùm Ớt (Rạng Đông)

   Hoa Rạng Đông (tên tiếng Pháp liane aurore, liane là dây leo, aurore là Rạng Đông) vì hoa có màu cam tươi rói như là màu nắng hừng lên buổi sớm. Vì cái màu cam tươi rói này mà hoa còn được mang tên là hoa Lửa (Flame Vine).
   Cây leo này có thể leo bám tốt trên tường đá, leo tạo hàng rào, hoặc leo giàn thì vẫn có thể buông thõng xuống như một tấm vách, đến mùa hoa rộ, ken dầy đặc, trông như một bức tường lửa, bức vách lửa vậy.
Hoa Leo Chùm Ớt
Hoa Leo Chùm Ớt
   Ai đi Đà Lạt dịp cuối năm nhớ để ý, sẽ thấy hoa Lửa nở cả giàn, cái màu rực cháy như gom hết tất thảy nắng mùa đông đốt lên sưởi trên giàn.
   Hoa Lửa này khi nào cũng làm bancaynoithat.com cảm thấy hớn hở. Không phải ở cái màu cam rực của bạn ấy, mà vì hoa Lửa nở từng cụm, từng cụm, những cái miệng tròn vo, trông như đám nhỏ hớn hở reo hò đón mẹ đi chợ về. Hoa này có nhiều tên: Rạng Đông, Chùm Ớt, Pháo Trượng (tên tiếng Tàu).    Riêng Bancaynoithat.com thích gọi là hoa Lửa hơn. Mùa lạnh gọi thế thấy ấm áp..

13. Cây Hoa Leo Cát Đằng

   Cát đằng  là loại cây leo nhiệt đới thường xanh, thân gỗ, nhiều cành nhánh mềm dể uốn nắn. Lá to hình tim có lông phủ. Cát đằng có hoa đẹp, nhiều màu nhưng phổ biến là màu xanh tím, hình ống mọc thành chùm buông rủ.
   Cát Đằng thường được trồng làm mái che, giàn hoa ban công, sân thượng, vòm cổng sân vườn,… Sắc xanh tím của hoa hợp phong thủy với những người mệnh Thủy. Loài hoa này tượng trưng cho tình yêu quảng đại, còn có ý nghĩa “ Đừng dồn tôi vào mức đừng cùng”.

14. Cây Hồng leo

   Hồng leo được du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây và dường như trở thành xu hướng cho dây leo trang trí. Hồng lẫn mang những đặc điểm quen thuộc như hoa hồng bình thường, Hồng leo có hoa to, nhiều màu sắc sặc sỡ như hồng phấn, cam, vàng, đỏ thẫm, trắng,…
   Giống hồng leo ngoại nhập dễ chăm sóc hơn giống trong nước, chúng chịu được điều kiện nhiều nắng, việc bạn cần là tưới nước, thoát nước tốt và bắt sâu cho chúng.
Hoa Hồng Leo
Hồng leo.
   Những đóa hồng khoe sắc đầy vòm cổng, hàng rào hay ban công nhà bạn mang lại vẻ đẹp kiêu sa ngọt ngào rất phương tây cùng mùi hương thơm ngát lan tỏa khắp vườn. Còn gì tuyệt hơn thế, hãy tậu cho mình vài chậu hồng leo đi nào!

15. Cây Hoa Leo Ánh Hồng

   Hay còn được gọi bằng cái tên khác như hoa chuông tím, thiên lý tỏi, hoa lan tỏi,…Đây là một loại cây leo thân gỗ, dể uốn nắn. Hoa ánh hồng to đẹp, kết thành chùm và có màu tím hồng rất đặc trưng, thường nở vào mùa đông và giữa hè. Cây dễ trồng, nảy chồi nhanh và phát triển khá khỏe. Cần trồng cây ở nới đất ẩm, tơi xốp, thoát nước tốt.
   Ánh hồng thường được trồng hàng rào, vòm cổng sân vườn, giàn hoa ban công,…Khi nở rộ, anh hồng sẽ nhuộm màu cả một góc vườn, sắc tím mơ màng nhã nhặn sẽ khiến ngôi nhà của bạn trông lãng mạn ấm cúng hơn.
   Cây còn được gọi là lá tỏi vì lá của loại cây này có mùi rất nồng của tỏi, vì vậy cây được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh. Ngoài ra mùi nồng của lá  giúp xua đuổi các loài côn trùng và động vật, nhất là rắn.

16. Cây Hoa Leo Bạc Thau

   Bạc thau là cây dạng dây leo, dễ sống, chịu được điều kiện khắc nghiệt ngoài trời như mưa nắng thường xuyên. Rất thích hợp để trồng giàn leo ngoài trời, sân vườn, hoặc làm giàn leo cổng chào, mái hiên hoặc trồng trên sân thượng, tường rào...
16. Cây Hoa Leo Bạc Thau
Cây Bạc Thau
   Bạc Thau là loại dây leo có lá lớn, hoa màu tím, hình tròn dạng trái tim rất đẹp. 
   Hi vọng với những gợi ý đã nêu trên, bạn sẽ chọn được một trong số những loài hoa leo xinh tươi để trồng trang trí cho nhà mình. Hãy luôn theo dõi bài đăng và bình luận để góp ý cho Bancaynoithat.com ngày một hoàn thiện hơn bạn nhé!
Tổng hợp

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Những lưu ý bố trí cây cảnh hợp phong thủy trong nhà

“Làm sao cho đẹp?” Một câu hỏi luôn được đặt ra khi bạn bày trí, mua sắm hay làm bất kì một công việc gì có liên quan đến trang trí. Nhưng với những loại cây cảnh nội thất thì một câu hỏi khác lại được đặt ra. Ngoài việc chọn những loại cây đẹp mắt thì còn phải tìm được những cách bày trí cây cảnh hợp phong thủy, mang đến vẻ đẹp mắt cho người nhìn. Đây là vấn đề khiến nhiều người phải băn khoăn. Nhưng đừng lo lắng, 1989 JSC lại tiếp tục “nói nhỏ” cùng bạn những cách bố trí cây cảnh hợp phong thủy trong nhà cùng với đó là một vài lưu ý nhỏ, sẽ giúp bạn “đánh bật” hai câu hỏi hóc búa kia.

Tại sao cây cảnh phải bố trí hợp phong thủy:


Phong thủy là một vấn đề luôn được lưu tâm trong việc bày trí bởi những giá trị mà nó mang lại. Việc lựa chọn một loại cây cảnh nội thất có ý nghĩa đã giúp chủ nhân có được những may mắn thì việc bày trí cây cảnh hợp phong thủy lại càng giúp gia vận, tăng thêm nhiều may mắn.
Cũng có rất nhiều người không tin vào sự may mắn do cách bố trí cây cảnh theo phong thủy mang lại nhưng nếu chịu khó tìm hiểu một chút, bạn sẽ thấy phong thủy không phải là một sự mê tín mà nó còn bao hàm cả tư duy thẩm mỹ, lợi ích thiết thực và toát lên được sự tinh tế của chủ nhân trong cách bày trí.
Và tất nhiên, để bố trí cây cảnh hợp phong thủy không phải là dễ dàng. Nếu mắc phải một vài sai lầm có thể gây tác dụng ngược lại, vì vậy bạn cần phải hết sức lưu ý trong cách bố trí cây cảnh.

Hình 2. Cây cảnh trong nội thất
  • Giảm ô nhiễm không khí: hút bụi, hấp thụ chất độc...
  • Điều hò nhiệt độ: lá cây hấp thụ nhiệt giúp cân bằng nhiệt độ
  • Hấp thu bức xa từ các thiết bị điện tử
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi
  • Giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp
Ngoài những công dụng trên thì cây cảnh cũng rất quan trọng trong phong thủy của ngôi, văn phòng hay bàn làm việc. Những người hiểu biết về phong thủy và cây cảnh rất tỉ mĩ trong việc lựa chọn loại cây và vị trí đặt cây. Để việc bố trí cây cảnh đúng phong thủy cho cuộc sống thêm may mắn và suôn sẻ hãy cũng 1989 tìm hiểu "Đặt cây cảnh phong thủy tăng vận khí cho gia chủ".
Bố trí cây cảnh trong nhà

Bố trí cây cảnh hợp phong thủy trong nhà


Cửa chính:

Một yếu tố phong thuỷ đầu tiên cần lưu tâm là cửa chính phải thật rõ ràng và nổi bật trước mặt tiền nhà. Để làm được điều này, bạn có thể trồng cây kiểng nhỏ dọc theo lối dẫn vào nhà hoặc đơn giản là đặt hai chậu cây ở hai bên cửa.
Cây cảnh phong thủy
Với vai trò là điểm khởi đầu, cửa chính luôn là khu vực trọng yếu mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm vì nó đại biểu cho diện mạo của căn nhà. Đây là nơi bạn đón khách, là nơi đón gió lùa và cả những điều tốt đẹp đến với gia đình bạn.
Do đó, yếu tố Mộc nên được cân nhắc cẩn thận: Tuyệt đối không trồng cây lớn có tán rộng; trồng quá nhiều hay chỉ đơn độc mộc cây cũng không ổn; không đặt cây ở hướng Tây, Tây Nam và tránh xa các loại cây như cây dâu, cây dương, cây liễu, cây bách, cây đa cũng như các loại cây có tính âm…
Trang trí cây cảnh

Phòng khách – Nơi tạo nét chấm phá:

Phòng khách được xem là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, không chỉ là không gian sinh hoạt chung mà nó còn được xem như bộ mặt của ngôi nhà. Vì là không gian sinh hoạt chung nên hạn chế đặt những loại cây quá cao lớn, nên sử dụng những loại cây, hoa tạo thành những bức bình phong xanh. Có thể nói, khu vực phòng khách là nơi thích hợp với nhiều loại cây kiểng khác nhau, lại là nơi trọng điểm trong nhà vì đây được cho là vị trí thu hút tài lộc.
Tránh bố trí những loại cây có gai nhọn, mềm nhũn hay các loại hoa không bền hay rụng lá. Đặt những loại cây bonsai bền đẹp có tuổi thọ cao, một số vị trí như bàn tiếp khác có thể trang trí hoa sen, súng để tạo sự thân mật gần gũi.
Bố trí cây cảnh trong nhà
Để vượng khí ngôi nhà được tốt nên đặt cây ở những vị trí có nhiều ánh sáng
Chưa kể, bạn còn phải gây ấn tượng với các vị khách của mình và tạo được bầu không khí tươi mới, dễ chịu tại đây. Đặc biệt, vì yếu tố tiền tài được chú trọng ở phòng khách nên các loại cây có tên may mắn như kim ngân, phú quý, phát lộc hoa, ngọc bích, kim tiền, thường xuân… rất được ưa chuộng.
Về vị trí, đừng nên đặt cây chắn lối đi hoặc dưới máy lạnh. Tốt nhất là cây kiểng nên trưng ở trên bàn, kệ tivi hoặc tủ kệ. Những hướng cần tránh khi đặt cây kiểng ở phòng khách là Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
Cây cảnh phong thủy
Hình 3. Cây nội thất trong phòng khách
Trong phòng khách, bạn nên hạn chế bày trí những loại cây to lớn hay có tán lá rộng. Điều này sẽ tạo cảm giác ngột ngạt, khiến không gian trở nên chật hẹp và rất không thoải mái. Tuyệt đối không chọn những loại cây có lá rũ, hay những loại cây ngắn ngày, có sức sống kém, dễ rụng lá bởi như thế sẽ giảm đi vận khí, mang lại cảm giác mất mát, ủ rũ cho phòng khách. Bạn cũng không nên chọn những loại cây có vẻ ngoài gai góc, sần sùi bởi những loại cây này tượng trưng cho sự bất hòa, không thuận lợi, sẽ mang đến những điều không may mắn cho bạn và gia đình.

Phòng ngủ - Tạo không gian gần gũi:

Bố trí cây cảnh trong nhà
Phòng ngủ là không gian riêng của mỗi người nên lựa chọn cây cảnh phong thủy phòng ngủ phù hộ với tuổi, vận mệnh của mỗi người. Để cây có thể phát triển và phát huy được những ưu điểm thì phòng ngủ cần thoáng đáng có nhiều cửa sổ và ánh sáng
Đặc biệt lưu ý cây cảnh phong thủy bài trí trong phòng ngủ phải lựa chọn cẩn thận, chọn đúng những cây có tác dụng tốt cho sức khỏe và có khả năng thanh lọc, lưu thông không khí.
Bài trí theo phong thủy trong phòng ngủ nên tránh trồng các loại cây có mùi thơm quá nồng vì sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp của từng người. Cây Phong Lan có thể là một lựa chọn sáng suốt bởi nó có khả năng hấp thụ các khí độc tốt, cây Ngũ Gia Bì có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng.

Ngoài ra, phòng ngủ là nơi không có quá nhiều ánh sáng, vì vậy bạn cần hạn chế chọn những loại cây có màu tối, thân cây xù xì, màu sắc sẽ tăng thêm cảm giác mệt mỏi, u ám cho căn phòng, ảnh hưởng xấu đến tinh thần và thể trạng của bạn.
Bạn nên đặt những loại cây có khả năng hút khí độc, tạo bầu không khí trong lành như cây Lưỡi hổ, cây Lan chi,… và nên chọn những chậu cây có kích thước nhỏ hoặc những chậu cây để bàn để trang trí .
Hình 4. Cây nội thất trong phòng ngủ

Xem thêm: 10 loài cây nội thất hấp thu khí CO2 vào ban đêm – ƯU TIÊN đặt trong phòng ngủ, phòng tối.

Nhà bếp – Nơi nghệ thuật thăng hoa:


Cây cảnh phong thủy
1 kiểu nhà bếp tràn ngập trong màu xanh 

Với tính chất đặc trưng thiên về yếu tố Hoả trong ngũ hành, nhà bếp không phải là một nơi lý tưởng để bạn trồng cây vì nhiệt độ cao gây ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của thực vật. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể tạo một không gian hài hoà phong thuỷ và tràn đầy sức sống tại đây.
Các loại cây thảo mộc có mùi hương dễ chịu như lavender, cây hương thảo, hoa phong tử… có tác dụng làm trong lành bầu không khí trong bếp vốn dễ bị ám mùi thức ăn.
Hãy thử trồng các cây gia vị như bạc hà, húng quế hay thậm chí là những cây cà chua nhỏ để luôn có nguồn cung cấp thực phẩm tươi sạch ngay trong nhà. Thêm vào đó, các loại hoa kiểng màu đỏ đặt ở tủ lạnh hoặc bàn ăn cũng giúp bảo vệ sức khoẻ gia đình.

Bố trí cây cảnh trong nhà
Bạn có thể trồng những loại cây có màu sắc sặc sỡ như cây Trạng nguyên, cây Hồng môn… hay những loại cây có màu sắc tươi mới như Bàng Singapore…để tăng sự năng động, kích thích thị giác, tăng khả năng tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn.
Nhà bếp là nơi thuộc hành Hỏa, đáng lẽ không phải là nơi thích hợp để đặt các loại cây nội thất nhưng nếu đặt một vài loại cây như Sen đá lá thơm, cây Hương thảo... để khử mùi, tăng hương thơm, tạo bầu không khí sạch sẽ, thoáng mát hoặc một chậu Ngũ gia bì để xua muỗi cùng vô cùng hợp lí.
Hình 5. Ngũ gia bì – Chiến binh xua muỗi
Nếu nhà bếp của bạn nằm ở hướng bắc thì nên đặt những chậu cây có màu sắc sặc sỡ như cam, hồng, đỏ… để tăng thêm sức sống, mang lại sinh khí bởi hướng bắc thường là được xem là hướng của khí lạnh, mang hơi hướng lạnh lẽo. Nếu nhà bếp nằm về hướng Tây, bạn nên đặt những loại cây có hoa màu vàng để hấp thụ ánh nắng, giảm sự nóng bức. Nếu nhà bếp ở hướng đông, bạn không nên bày trí những loại cây cảnh. Nếu nhà bếp ở hướng nam, bạn nên trồng cây cao lớn, có tán lá rộng như Đại phú gia, Bàng Singapore… để hạn chế ánh nắng, giảm sự tiêu hao của cải.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Chọn lựa giữa đất thịt và đất sạch trong trồng trọt.

Những người làm vườn luôn tin tưởng đất tốt sẽ giúp họ chăm sóc cây trồng tốt hơn, năng suất cao hơn. Đất tốt có nghĩa là nó có chất dinh dưỡng để nuôi cây, có kết cấu tốt để giữ nước và thoát nước tốt. Đất thịt và đất sạch hiện nay đã đáp ứng được một phần nhu cầu đó.
Đất thịt là gì ?
 Đất thịt là đất có chứa :
   25-50% cát
   30-50% mùn
   10-30% sét
Có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
Tỷ lệ khác nhau của 3 thành phần trên sẽ tạo ra các loại đất có tính chất khác nhau như : đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, sét pha thịt, đất thịt nặng.
Đất thịt xốp và thoáng khí vì vậy có khả năng giữ nước, không khí. Do có nhiều vi sinh vật đất có ích nên quá trình biến đổi các xác bả hữu cơ thành các chất dinh dưỡng được tiến hành nhanh và dồi dào chất dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Đối với những người làm vườn không có đất thịt thì họ sẽ tiến hành cải tạo đất của mình. Ban đầu cần tiến hành xác định các thành phần của đất, sau đó tiến hành cải tạo (xem xét đất cần thêm thành phần nào) dần dần qua các năm. Một số biện pháp cải tạo được gợi ý :
-         Bón thêm phân hữu cơ, nhất là phân chuồng, chất mùn là nguyên vật liệu gắn kết các hạt đất, tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật. Các loại phân xanh cũng có tác dụng cải tạo đất, tăng tính bền vững của cấu trúc đất.
-         Thạch cao : thạch cao là vật liệu dùng để cải tạo tính chất vật lý trên nhiều loại đất rất có hiệu quả. Thạch cao hòa tan sẽ cung cấp nhiều ion phân ly (cation và anion) làm tăng quá trình kết cụm, giảm lực cản của tầng đất cứng giúp cây phát triển dễ dàng.
-         Tránh làm đất khi quá ẩm hay quá khô, không làm đất hay cày bừa đất quá tơi nhuyễn, điều này giúp làm giảm quá trình mất chất hữu cơ trong đất. Nên vận hành máy móc trong điều kiện đất khô vừa phải, làm đất trong điều kiện ẩm độ đồng ruộng sẽ làm giảm thiểu được sự phá hủy cấu trúc đất.
-         Che phủ rác thực vật lên bề mặt đất canh tác nhằm tăng chất hữu cơ cho đất, thúc đẩy sự hoạt động của giun đất đồng thời bảo vệ đất khỏi tác động trực tiếp từ mưa.
-         Luân canh cây trồng hợp lý góp phần cải thiện đặc tính đất, trồng cây họ đậu cải tạo đất trước khi trồng cây vụ chính.
Đất sạch là gì ?
Đất sạch là một loại chất trồng được sản xuất từ mụn dừa (gồm xơ dừa và sợi xơ dừa) qua quá trình xử lý công nghiệp kết hợp vi sinh thành một loại chất trồng hữu cơ có các đặc tính ưu việt : tơi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất. Sau 6 tháng sử dụng trở nên “mùn hóa” (tạo thành Humus-một dạng phân bón hữu cơ có ích cho cây trồng). Đất sạch có thể nén dưới nhiều hình dạng khác nhau nhằm thích hợp cho nhiều kiểu trồng, từ trang trại, sân vườn cho đến nội thất. Do đó đất sạch được sử dụng rộng rãi làm chất trồng cho nhiều loại cây khác nhau.
Đất sạch có ưu điểm là giữ nước, giữ phân, thoáng khí và đặc biệt không chứa kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh. Đất sạch có tính giữ ẩm cao gấp 9 lần các loại đất thông thường.
Kí hiệu : XO để trồng rau mầm
               X1 để ươm cây giống
               X2 dùng cho cây ăn quả, cây nông nghiệp hữu cơ
               X3 dùng trồng cây cảnh
Đặc biệt loại DASI có thể trộn vào đất để cải tạo đất bạc màu.
-         Quy trình sản xuất đất sạch : Gom mụn dừa đem đi sàng lọc, phân loại rồi đem ngâm trong bể nước 7-10 ngày để xả chất chát, sau đó trải qua quá trình tách ẩm. Các loại XO, X1, X2, X3 sẽ được thanh trùng và trộn chất dinh dưỡng. Riêng các loại đất xuất khẩu sẽ không được trộn thêm chất dinh dưỡng, vì trong quá trình vận chuyển, chất này sẽ bị nén khí.
Lời khuyên chọn lựa:
Nếu muốn sử dụng đất thịt để trồng cây thì đó là môi trường tuyệt vời cho cây sinh trưởng và phát triển. Nhưng việc tìm kiếm đất thịt ngày nay khá khó khăn và để cải tạo đất mà ta có sẵn sẽ mất thời gian khá dài.
Đối với những người không phải là nông dân, họ có xu hướng chọn đất sạch hơn vì dễ tìm mua, tính chất đất tốt, không phải xử lý quá nhiều do không có kinh nghiệm trong trồng trọt. Đa số họ dùng đất trồng cây ngắn ngày (hoa cảnh, rau sạch,..) nên đất sạch là chọn lựa không tồi.
Tuy nhiên, cần tìm những cơ sở uy tín để chọn mua đất trồng và giúp chăm sóc cây trồng tốt nhất.