Mùa mưa sẽ ảnh hưởng gì đến những chậu hồng?
Khi mùa mưa đến, độ ẩm trong không khí tăng cao giúp cây phát triển tốt. Song, những loại nấm, bệnh, ký sinh trên hoa hồng cũng phát triển mạnh.
Cách chăm sóc cây hoa Hồng mùa mưa
Qua tổng hợp, chúng tôi đã liệt kê các loại bệnh hồng thường mắc trong mùa mưa như: bệnh gỉ sắt, bệnh nấm trắng, bệnh đốm đen, bệnh thán thư, bệnh đốm lá... Vì vậy, bạn nên có biện pháp ngừa và trị bệnh cho cây hoa hồng khi mùa mưa về nhé.
Một số bệnh mùa mưa ở cây hoa Hồng
Hơn nữa, bé hồng gặp mưa dầm rất dễ úa, nhũn các bông hồng. Lại thêm hệ thống thoát nước không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến gốc, rễ cây hồng.
Một số bệnh cây hoa hồng thường gặp vào mùa mưa
Bệnh sương mai: xuất hiện ở gần phần ngọn cây và di chuyển xuống thân cây. Khi mắc bệnh thân cây có những đốm tím. Còn trên lá, các mảng màu tím đỏ chạy dọc theo các gân lá.
Bệnh Sương Mai
Bệnh Đen thân-thối gốc: Thân cây hồng bị mục đen, chỗ gốc thối tiết ra chất nhựa hôi hoặc có màu tím nâu.
Sâu xanh: Trứng sâu xanh hình bán cầu, khi mới đẻ có màu vàng nhạt, gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt.
Bệnh Sâu Xanh
Bệnh rụng lá: Hiện tượng rụng lá trên cây hoa hồng vào mùa mưa là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân do cây hồng bị ẩm ướt, thân và bộ lá hồng ngập úng lâu ngày, các loại nấm bệnh tấn công.
Có 2 yếu tố gây hiện tượng rụng lá:
- Cây hoa hồng dễ nhiễm bệnh đốm đen (Rose Black Spot), do thời gian mưa liên tục không kịp phát hiện và cũng không thể phun, xịt thuốc phòng ngừa.
- Do úng ngập lâu ngày.
Bệnh rụng lá ở hoa hồng
Một số cách khắc phục, phòng ngừa bệnh vào mùa mưa
Cách phòng trừ chung
Nếu cây hồng có nhiều thân thì nên cắt bỏ phần bị thối, nhưng nếu bị thối ngay gốc thì không thể nào cắt bỏ gốc, nên chỉ còn cách phun thuốc đặc trị bệnh thối thân.
Phun thuốc cho hoa hồng
Làm vệ sinh xung quanh vườn, tránh đọng nước lại trên lá, nên tưới vào buổi sáng nắng.
Cắt hủy cành lá bị bệnh, bón Kali tăng sức chống chịu cho cây.
Cắt tỉa hoa hồng
Loại bỏ lá bệnh, lá già gần mặt đất.
Kiểm tra hệ thống thoát nước, khai thông nơi bị ngập nước.
Hồng trồng chậu thì kê lên, không để đáy chậu hồng đọng nước, hoặc bạn có thể di chuyển chậu vào nơi tránh được mưa nếu mưa liên tục nhiều ngày nhé.
Thiết kế vị trí thích hợp cho chậu Hồng
Để hạn chế hiện tượng rụng lá hoa hồng
Trước mùa mưa: chậu trồng hoa hồng phải có độ cao bảo đảm thoát nước tốt.
- Chuẩn bị vào mùa mưa, cần tiến hành xới vun. Bảo đảm đất ở gốc cây hoa hồng phải xốp, thoáng. Cần phun các loại thuốc diệt trừ nấm nhằm phòng ngừa các loại bệnh hại, trong đó có bệnh đốm đen.
Bệnh đốm đen ở hoa hồng
- Tiến hành đốn, tỉa thân lá vào trước mùa mưa tạo sự thông thoáng cho cây. Bổ sung các yếu tố cần thiết cho cây hoa hồng bật sức sinh trưởng, tạo sức đề kháng.
Trị sâu bệnh và nấm
Một thao tác đơn giản nhưng hữu hiệu cao là nhặt và tỉa lá vàng, cành khô, chết, bệnh… thường xuyên. Tiếp theo sau là nên phun phòng và trị các loại nấm, sâu bệnh cho cây.
Thường xuyển kiểm tra, chăm sóc hoa hồng
Cách trộn đất trồng Hoa Hồng mùa mưa
Do lượng mưa thường lớn, thời gian lại kéo dài dẫn đến đất trong chậu thường hay bị đọng nước, xĩnh nước. Nếu nước không nhanh thoát, hiện tượng xĩnh nước xảy ra lâu có thể làm cho bộ rễ bị ngạt, úng có thể dẫn đến chết cây.
Chuẩn bị đất trồng hồng
Để cây luôn được khỏe mạnh trong mùa mưa thì độ thoát nước trong chậu phải tốt. Vì vậy mọi người nên sử dụng loại đất trồng Hoa Hồng có độ thoát nước tốt trong mùa này.
Đất trồng Hồng được cung cấp bởi 1989 JSC
Cách bón phân cho hoa hồng vào mùa mưa
Cách bón phân cho hoa hồng vào thời điểm này cũng rất quan trọng. Khi nước đang bị đọng trong chậu do thoát nươc chậm hoặc mưa quá nhiều mà chúng ta lại bón phân không hợp lý, dư lượng phân trong chậu kết hợp với hiện tượng đọng nước chính là cách nhanh nhất hạ gục cây hoa hồng của bạn.
Bón phân cho cây Hoa Hồng
Nên thời điểm này, nếu thấy mưa quá nhiều mọi người nên giảm lượng phân bón định kỳ cho cây xuống một nửa hoặc một phần ba với mỗi lần tưới, cũng nên ngâm tan rồi mới tưới để cây có thể hấp thu dễ hơn.
Mọi người nên theo dõi dự báo thời tiết để tiện cho kế hoạch bón phân cho hoa hồng, nếu thấy có dự báo mưa lớn hoặc mưa liên tục thì không nên bón, qua đợt mưa hãy bón.
Đất trồng hồng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hoa Hồng
Đặc biệt lưu ý là khi vừa bón phân xong mọi người phải tưới qua nước luôn, tránh phân đọng lại trên cành lá trong quá trình tưới sẽ bị cháy lá ảnh hưởng rất lớn đến cây. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được tình trạng sức khỏe của cây kết hợp với thời tiết để bón phân cho hợp lý trong mùa mưa này.
Sau đây là một feedback từ khách hàng của 1989 JSC. Chỉ với Đất Trồng Hoa Hồng của chúng tôi, cùng những phương pháp phòng ngừa, cây hoa Hồng đã mạnh khỏe. Và hơn thế nữa, Anh ấy đã tận dụng mùa mưa giúp chậu Hồng càng xinh đẹp hơn.
Feedback trồng hồng mùa mưa từ khách hàng
Bản thân tôi cùng các cộng sự cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng trong công việc này. Cũng là một trong những tiêu chí của 1989 JSC từ những ngày đầu thành lập: "Chúng Tôi Mang Những Giá Trị Thật Trao Tay Bạn - Cùng Nhau Phủ Xanh Thành Phố"
Xem thêm: Các loại đất trồng và phân bón cho hoa hồng
Công ty 1989 JSC là địa chỉ hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, cho thuê cây cảnh, cung cấp vật tư, đất trồng, phân bón. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với chất lượng sản phẩm của công ty chúng tôi.
"Khởi đầu từ đam mê và hơn cả những đam mê,
Bắt đầu từ khát vọng và hơn cả những khát vọng.”
Liên hệ ngay với 1989 JSC
Hotline 0906.776.232